Lật tờ lịch mới, đã thấy dương gian đang sống trong những
ngày của tháng bảy âm lịch rồi, là những ngày của lễ “Xá tội vong nhân” bắt đầu
vào ngày mùng hai ta kéo dài cho đến hết tháng bảy ta hàng năm …
Truyền thuyết về Xá tội vong nhân kể rằng, vào tháng bảy, Diêm
Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ môn quan (tức cửa địa ngục), để các linh hồn người
chết, hay còn được gọi là cô hồn được trở lại cõi trần.
Trong những ngày này, các mẹ, các chị trong gia đình người
Việt chăm chút, sắp sẵn các mâm quả lễ, thông thường là ít cháo trắng đặt trên
những chiếc lá đa, mứt thèo lèo, bánh kẹo, mía, cóc, ổi, hóa tiền giấy vàng bạc,
hình nhân thế mạng, nhà cửa, xe cộ, các vật dụng, thậm chí có cả các cô hầu gái
xinh đẹp … thả chim phóng sinh, cầu kinh siêu thoát cho linh hồn người mất … để
lễ cho các linh hồn vất vưởng đói khát, không nơi nương tựa, họ được thoát ngục
tối âm ty, tự do lên dương thế để hưởng các của lễ, đến hết tháng 7 thì tất cả
đều phải trở về, cánh cửa Quỷ môn quan lại khép kín.
Việc cúng lễ không chỉ với mục đích tránh bị các linh hồn vất
vưởng vô danh quấy phá, mà còn vì mục đích làm phúc, giúp những linh hồn vô
danh ít ra cũng có một ngày được no nê, không tủi phận khi những vong hồn khác
được con cháu mời về dâng cúng đồ ăn, còn mình không ai đoái tưởng.
Thế nên, ngày lễ Xá tội vong nhân đã không chỉ là ngày lễ của
tâm linh mà còn mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp trong văn hóa Việt. Không chỉ
cúng lễ cho người thân đã khuất, người Việt ta còn cúng lễ cho cả những người linh
hồn vô danh khác, với niềm tin rằng con người dù đã gây ra những tội ác gì thì bên
cạnh sự quả báo luân hồi, cũng vẫn còn có được một ngày để xá tội, giảm hình phạt,
giảm đau đớn, khuyến khích từ bỏ điều ác mà hướng về nẻo thiện …
Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong hoàn cảnh xã hội ở dương thế
ngày nay, khi mà người ta dễ dàng tước đoạt sinh mạng của nhau chỉ vì một cái
nhìn “đểu”, một lời trêu chọc quá thái quá, một sự thách thức trẻ con , và không chỉ giữa những người xa lạ mà cả giữa những người thân thích trong gia đình … nên sinh
mạng người sống bổng trở nên rẻ rúng như loài gia cầm vậy !
Tôi vẫn thầm nghĩ, nếu cùng với nén hương thơm bao dung cho
linh hồn lạc loài đã mất, sao ta không sẵn lòng bao dung cho chính những đang người
sống quanh ta nhỉ ? Khi một bên là niềm tin tâm linh, thì bên kia là sự sống hiện hữu ? Đó chẳng phải, cùng dâng của lễ cho sự chết, ta cũng đang
dâng tâm hồn mình như là của lễ cho sự sống đấy sao ?
Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ
Đừng để ngày mai đến lúc tôi xa đời
Đừng để ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười [1]
Viết trong những ngày lễ Xá tội vong nhân Giáp Ngọ !
Manh Dang
------------------
[1] Trích ca từ nhạc phẩm “Nếu có yêu tôi” của Nhạc sĩ Nguyễn
Đức Duy
------------------
Mẹ là vì sao sáng
Trả lờiXóađể con học hỏi và noi theo
mẹ là ánh trăng tròn
dẫn bước con khi con lầm lỡ
mẹ là thiên thần nhỏ
mang đến bao điều tốt đẹp cho con.
Nếu trên đời ko còn mẹ nữa
thế giới này buồn thảm biết bao nhiêu
xung quanh vắng lặng hoang tàn
màu đen vô tận thật là thảm đau
con như chim nhỏ lạc loài
không cha chẳng mẹ giữa biển người mênh mông.
Rồi ngày ấy có đến thật hay không
nếu con không có mẹ
giàu sang phú quý chỉ là hư vô
công danh lợi lộc mà chi
chỉ cần mẹ và chỉ mẹ trên đời mà thôi!