“XIN” HAY “YÊU CẦU” THỦ TƯỚNG ?
Chiểu theo Hiến Pháp Việt Nam
hiện hành (1992), mối tương quan pháp lý giữa Quốc hội và Thủ tướng
Chính phủ được chế định như sau (lược trích) :
-
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của quốc gia, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến (ban
hành và sửa đổi hiến pháp) và lập pháp (ban hành luật pháp), đồng
thời, có quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước,
có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ.
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc
hội do Thủ tướng đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác trước Quốc hội.
![]() |
Ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng |
Hiểu nôm na Quốc hội với vai trò là “sếp”, Quốc hội ban hành luật giao cho Thủ tướng làm người thực hiện …
Quy định tương quan về vai trò,
vị thế từng bên là như thế, tưởng đã phân minh rõ ràng, nhưng đại
biểu Quốc hội ta khi thực hiện quyền chất vấn của mình đối với Thủ
tướng lại thường mở đầu bằng công thức : “XIN Thủ tướng cho biết …” !!!
(Báo Tuổi Trẻ tường thuật về bốn ý kiến chất vấn tại Quốc hội vào
ngày 21/11/2013, trong đó đã có đến ba ý kiến đều “XIN Thủ tướng …” -
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581513/ho-dap-thuy-dien-khong-an-toan-phai-ngung-hoat-dong.html#ad-image-0).
Sao thế nhỉ ? Cử
tri không thể không thắc mắc rằng tại sao đại biểu của một cơ quan
nắm giữ quyền lực Nhà nước cao nhất quốc gia, nhưng khi thực hiện
quyền lực cao nhất này đối với người do cơ quan mình bầu, cơ quan mình
có quyền bãi nhiệm, bãi miễn chức vụ của họ, ngoài ra, họ còn có
trách nhiệm phải báo cáo công tác cho mình, mà lời lẽ sao lại yếm
thế ? không cân sức với vai trò, vị
thế do Hiến pháp đã chế định ?
Tại nghị trường, đại biểu
Quốc hội hoàn toàn có quyền chất vấn Thủ tướng bằng công thức “Tôi
YÊU CẦU Thủ tướng giải trình vấn đề …” là danh rất chính mà ngôn
cũng rất thuận, đĩnh đạc, phù hợp với vị thế mà cử tri đã tin cậy giao phó
cho mình.
Thật ra, nguyên nhân vấn đề là
đây : Đại bộ phận đại biểu Quốc hội lại là cán bộ, công chức kiêm
nhiệm … ngoại trừ thời điểm xuân thu nhị kỳ họp Quốc hội thì họ
đóng vai “sếp” của Thủ tướng ! Nhưng thời gian “mơ mộng” ấy không dài
… còn lại toàn thời gian thì Thủ tướng mới là “sếp” của họ khi họ “hoàn
mèo” trở về với tư cách là cán bộ, công chức dưới quyền Thủ tướng,
dưới về phương diện đảng hay về phương diện chính quyền hoặc cả hai
!!!
![]() |
Ông Hà Sỹ Đồng |
Đơn cử như đại biểu Hà Sỹ
Đồng (Quảng Trị), Ông là Tỉnh Ủy Viên và Trưởng Ban quản lý khu kinh
tế Tỉnh Quảng Trị, (Nguồn : Tại đây),
rõ ràng, Thủ tướng là “sếp” của Ông ở cả hai phương diện đảng và
chính quyền, thế nên, Ông chất vấn bằng công thức an toàn “XIN Thủ
tướng …” là điều dễ hiểu.
Đó là nghịch lý đặc trưng
của thể chế chính trị Việt Nam …
Nếu giải thích rõ như thế thì
cử tri sẽ dễ dàng hiểu và thông cảm … nhưng, ở khía cạnh khác thì
cử tri cũng không thể không lo ngại rằng đại biểu do mình bầu cử cứ
mãi đi tìm cung cách xử thế an toàn cho cá nhân như thế, thì sẽ hành
xử quyền lực của Quốc hội như thế nào khi cần thiết phải bãi miễn các
chức vụ của chính phủ ? Hay là họ sẽ “XIN Thủ tướng … cho tôi được
bãi miễn !!!”.
Biết đâu đấy …
Manh Dang
_________
Bài viết về hoài niệm, tự sự :
Truyện ngắn (sưu tầm) :
_________
Đọc thêm :
Bài viết mới :
Bài viết về hoài niệm, tự sự :
Bài viết về thế sự :
Truyện ngắn (sưu tầm) :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét