BỨC CUNG, ÉP CUNG & MỚM CUNG ...
Ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được trả tự do sau
10 năm ở tù oan ở Bắc Giang thuật lại câu chuyện ông bị điều tra viên bức cung buộ ông nhận tội (Nguồn : Tại đây)
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Chấn mô tả việc bị ép cung |
Thật ra, việc người bị điều tra (bị can hay bị cáo)
“tố khổ” bị điều tra viên ép cung, mớm cung không phải là điều mới
mẻ …
Trong một vụ án hình sự lớn khá điển hình mà
người viết có dịp tham gia bào chữa, vụ án “Trương Văn Cam (Năm Cam)
và đồng bọn phạm tội”, một loạt bị cáo phản cung tại tòa án, họ
phủ nhận lời khai nhận tội tại cơ quan điều tra trước đó, như Ông
Nguyễn TN., nguyên là kiểm sát viên VKSND TP.Hà Nội, Ông Nguyễn HL.,
nguyên phóng viên Báo TT, Ông Đỗ ĐG., Ông Đinh VĐ. …
Trước lời phản cung của họ, thẩm phán xét xử vụ
án hỏi đại ý : “Nói không có tội mà tại sao bị cáo lại có văn bản
khai nhận tội tại cơ quan điều tra ?”, câu trả lời chung : “Do tôi bị
điều tra viên ép cung”, một trong số họ, Ông Nguyễn TN. trả lời “thẳng
tưng” : “Muốn biết tại sao khai nhận tội thì về công an Tỉnh TG mà
hỏi”, thẩm phán lại hỏi : “có bằng chứng gì về việc bị ép cung,
mớm cung không ?”, hỏi, nhưng chắc người hỏi, người nghe và những
người dự khán cũng đều đã biết trước câu trả lời !
Ông Đỗ ĐG. kể với người viết : “Họ trói chung hai
ngón tay cái cổ tay rồi treo lên song cửa sổ khiến cơ thể em gần như
lơ lửng, chỉ trừ hai ngón chân cái tỳ đưới nền đất để gánh chịu toàn
bộ sức nặng cơ thể … hai ngón tay đau lắm, chịu đựng chỉ tầm mươi
phút thì chịu không nổi em ký tên vào bản khai luôn …
Người khác, Ông Đinh VĐ. kể : “Tầm 9h đến 10h tối, tôi
chuẩn bị ngủ thì họ gọi lên phòng làm việc, thấy trên bàn để cây
viết với tập giấy trắng thôi, họ cũng chẳng nói gì, tôi ngồi ngủ
gục thì họ đánh thức ngay, cứ thức thế cho đến sáng thì họ đưa về
phòng tạm giam, nhưng về phòng có được ngủ bù đâu … tối hôm sau cũng
điệp khúc ấy, lỳ ba buổi tối tức là ba ngày ba đêm không ngủ thì tôi
chịu hết nổi … tôi gần như bò người ra để năn nỉ họ muốn tôi viết
gì thì tôi viết nấy, tôi chỉ mong chóng kết thúc việc ghi lời khai
để được đi ngủ thôi, khi ấy, tôi cũng không còn đủ minh mẫn để quan
tâm nội dung điều họ muốn tôi viết hay tôi biên bản tôi ký tên nữa …”.
Đó là lời trình bày từ một phía và tất nhiên, họ
cũng không có chứng cứ gì để chứng minh … Phía còn lại, tất nhiên,
trong 100% vụ việc được nêu thì cơ quan điều tra đều một mực phủ
nhận.
Thậm chí, chu đáo hơn, khi có lời khai của bị cáo
tại tòa việc bị ép cung, mớm cung gây xôn xao dư luận, thì chỉ một thời
gian ngắn sau đó, tòa án đã công bố ngay văn bản lời khai của một
bạn chung phòng tạm giam “cha căng, chú kiết” nào đó, nội dung nói
rằng bị cáo đã kể trước là sẽ ra tòa phản cung, chứ thật sự không
có bị ép cung hay mớm cung … hoặc chưa bao giờ thấy bị can nào bị đưa
đi làm việc, lấy lời khai ngoài giờ hành chính cả …
Chứng cứ mạnh mẽ đến “tận răng” như thế thì tòa án
nào mà bác bỏ được … Tuy vậy, tình trạng “tố khổ” của người bị
điều tra cứ “râm ran” mãi không dứt … Cho đến khi xảy ra sự kiện của
Ông Nguyễn Thanh Chấn “tố khổ” việc bị điều tra viên ép cung, dẫn đến
hệ lụy là phải chịu bản án chung thân, theo đó, ông đã phải trải qua
10 năm tù rồi mới được trả tự do sau khi các cơ quan tố tụng nhìn
nhận bản án oan sai …
Thực tình mà nói, tuy Ông không đưa ra chứng cứ gì
chứng minh có sự ép cung của các điều tra viên khi ấy, nhưng nếu không
thừa nhận có tình trạng ép cung thì rõ ràng không thể giải thích
được tại sao lại có việc Ông Chấn có lời khai nhận tội, thậm chí Ông
còn tham gia thực nghiệm điều tra tại hiện trường vụ án giúp cơ quan
điều tra củng cố chứng cứ để buộc tội chính Ông ?!
Có một giải pháp hết sức đơn giản để tránh những
lời “tố khổ” của người bị điều tra, giữ gìn uy tín cho cơ quan điều
tra, cho điều tra viên đã được Bộ luật tố tụng hình sự quy định sẵn,
đó chính là sự tham gia của luật sư trong quá trình điều tra vụ án
hình sự … Khi ấy, những lời “tố khổ” đương nhiên không còn … vì người
bị điều tra không thể “tố khổ” là bị ép cung khi mà buổi ép cung có
sự hiện diện của luật sư, người bảo vệ cho chính quyền lợi cho họ !
Tuy vậy, trong thực tế thực thi pháp luật về tố
tụng ở nước ta, không phải bao giờ luật sư cũng có thể tham gia vào
tiến trình điều tra vụ án hình sự như luật pháp quy định … người
viết bài này, trong quá trình hành nghề luật sư của mình cho đến
nay, chưa từng một lần được cơ quan điều tra tạo cơ hội tham gia vào
tiến trình điều tra vụ án hình sự, trừ khi tham gia những vụ án
hình sự được chỉ định để bào chữa cho bị can chưa thành niên, thì
điều tra viên cần có chữ ký của luật sư để hợp pháp hóa những lời
khai của bị can … còn lại, để từ chối, đôi khi họ trả lời bằng văn
bản của chính người bị điều tra khước từ việc nhờ luật sư ?!? Có
lẽ chỉ có ở VN thì mới có những người bị điều tra tỏ thái độ
“dửng dưng” như thế với luật sư, với những người có thể “cứu” họ
thoát khỏi vòng lao lý … bằng cách khác, cán bộ trực cho biết điều
tra viên đi vắng, thủ trưởng đi họp, hôm nay không có lịch làm việc
với người bị điều tra … lần lữa cho đến khi họ kết thúc giai đoạn
điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan tố tụng khác …
Tham khảo luật pháp Hoa Kỳ, khi cảnh sát bắt giữ nghi phạm, câu nói mang tính chất pháp định (bắt buộc) đầu tiên là : "Ông/Bà có quyền giữ im lặng, bất kỳ điều gì Ông/Bà nói có thể và sẽ được sử dụng để chống lại Ông/Bà trước tòa án. Ông/Bà có quyền nói chuyện với luật sư và có luật sư hiện diện trong quá trình xét hỏi. Nếu Ông/Bà không thể thuê luật sư, Ông/Bà vẫn sẽ được cung cấp mọt luật sư bằng nguồn tài chính của chính phủ". Câu nói này có tên là Miranda Warning (tạm dịch là lời khuyến cáo Miranda).
Có lẽ đến lúc nào đấy trong tương lai gần, luật pháp nước ta cũng sẽ áp dụng điều tương tự như luật pháp Hoa Kỳ đã áp dụng ... Khi ấy, tiệt nhiên người bị điều tra khộng thể và sẽ không bao giờ phải làm cái việc "tố khổ" điều ta viên đã bức cung, ép cung hay mớm cung mình !
Tôi có một ước mơ (1) như thế ... bạn có ước mơ gì cho tương lai nền luật pháp Việt Nam ???
Manh Dang
(1) mượn lời của Mục sư Martin Luther King
Có lẽ đến lúc nào đấy trong tương lai gần, luật pháp nước ta cũng sẽ áp dụng điều tương tự như luật pháp Hoa Kỳ đã áp dụng ... Khi ấy, tiệt nhiên người bị điều tra khộng thể và sẽ không bao giờ phải làm cái việc "tố khổ" điều ta viên đã bức cung, ép cung hay mớm cung mình !
Tôi có một ước mơ (1) như thế ... bạn có ước mơ gì cho tương lai nền luật pháp Việt Nam ???
Manh Dang
(1) mượn lời của Mục sư Martin Luther King
![]() |
Nước mắt của án oan Nguyễn Thanh Chấn |
Đọc thêm :
Bài viết mới :
Bài viết về hoài niệm, tự sự :
Bài viết về thế sự :
Truyện ngắn (sưu tầm) :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét