“CÁI GÌ CỦA XÊ - DA
HÃY TRẢ LẠI CHO XÊ - DA”
![]() |
Giê-su : Cái gì của Xê-Da hãy trả lại cho Xê-Da |
Câu chuyện từ Kinh Thánh, một nhóm người “bẫy” Giê-su bằng câu hỏi : “Có nên nộp thuế cho Xê-da không ?”, cầm đồng tiền của họ có hình và danh hiệu của Xê-da, Giê-su trả lời : “Cái gì của Xê-da hãy trả lại cho Xê-da …” …
Câu chuyện của hôm nay, nguyên từ sự kiện Ông Đại
Tướng Võ Nguyên Giáp mất vào thượng tuần tháng 10/2013, ở tuổi 103 … đã
làm lay động cảm xúc hàng triệu người dân Việt Nam, sự quan tâm rộng
rãi của cộng đồng thế giới, tất nhiên, kể cả những “cựu thù” …
Nhân dịp này, tiểu sử của Ông Đại Tướng được thông
tin đại chúng “dòng chính thống” nhắc lại với những nét “thăng” sáng
chói, Ông là người thành lập nên quân đội Việt Nam ngày nay, hầu hết các chiến thắng lớn của chế độ trong thế kỷ trước đều gắn với tên tuổi của Ông, các chức vụ
chính thức mà Ông Đại Tướng đã kinh qua … có điều, chúng ta không
khỏi thắc mắc khi không thấy nhắc đến chức vụ chính thức cuối cùng
của Ông với tư cách là Chủ Nhiệm Ủy Ban Quốc gia dân số và sinh đẻ
có kế hoạch mà Ông được bổ nhiệm vào năm 1983 … như một nét “trầm”
trong tiểu sử cuộc đời của Ông … (Nguồn : Tại đây)
![]() |
Ông Võ Nguyên Giáp |
Có lẽ người viết tiểu sử của Ông Đại Tướng “e dè” nét “trầm” sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh toàn mỹ của Ông chăng ? Trái lại, tôi cho rằng nét “trầm” ấy lại tôn vinh Ông hơn hết thảy, nhất là thái độ an nhiên của Ông với nét “trầm” ấy của cuộc đời … Ông an nhiên, tại sao người viết tiểu sử phải lo lắng ?
Hơn nữa, thành ngữ Nước Nga có câu : “Nửa chiếc bánh
mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự
thật”, tiểu sử của Ông Đại Tướng được viết không đầy đủ, nên đó vẫn
chưa phải là tiểu sử của Ông …
Bên cạnh đó, thông tin đại chúng cũng “phát hiện” rằng
tên tuổi và vai trò của Ông Đại Tướng bị “lờ tịt” trong sách giáo
khoa nhà trường suốt từ nhiều thập kỷ qua !? Có điều (lại có điều), chúng ta không
khỏi thắc mắc khi không ai thấy nhắc đến nguyên nhân của sự “lờ tịt”
ấy ?
Quả thật, nếu sách giáo khoa dạy môn lịch sử của chế độ đề
cặp đến một trong các chiến thắng lẫy lừng của Ông, chiến thắng
Điện Biên Phủ năm 1954 chẳng hạn, nhưng lại không nhắc gì đến vai trò
của Ông là Tổng Tư Lệnh quân đội khi ấy, người từng có các quyết
sách mang tính quyết định cho chiến thắng … thì đó đã là thiếu sót
không thể hiểu được, và với Ông, điều đó chưa công bằng …
Khi công luận đã lên tiếng, ắt hẵn, trong thời gian
sắp tới sách giáo khoa sẽ phải bổ sung phần tên tuổi, vai trò của
Ông Đại Tướng trong lịch sử Việt Nam của thế kỷ trước …
Nhưng sẽ bổ sung như thế nào nhỉ ? Bổ sung trọn vẹn
chăng ? Hay tiếp tục theo cách “e dè” một nửa sự thật ? Rồi sẽ có
lúc ai đó lên tiếng giải thích nguyên nhân về sự “lờ tịt” tên tuổi
của Ông trong sách giáo khoa chứ ?
Tôi có lý do không “thần thánh” Ông Đại Tướng, nhưng
tôi nghĩ phải công bằng chứ nhỉ ? đó chẳng phải là thiên chức nghề
nghiệp mà chúng tôi đang theo đuổi hay sao ???
Nhớ câu chuyện xưa từ Kinh Thánh, lời Giê-su bảo với
nhóm người định “bẫy” mình : “Cái gì của Xê-da hãy trả lại cho
Xê-da”…
Manh Dang
----------------
Bài viết về hoài niệm, tự sự :
Truyện ngắn (sưu tầm) :
----------------
Đọc thêm :
Bài viết mới :
Bài viết về hoài niệm, tự sự :
Bài viết về thế sự :
Truyện ngắn (sưu tầm) :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét