Thời đại của những NGỤY DANH
Người viết đã có dịp lạm bàn về ý
niệm NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN trong bài viết “NGỤY” (nguồn : Tại đây). Hôm nay, xin lạm bàn một ý niệm khác cũng bắt
đầu từ NGỤY : NGỤY DANH !
Còn nhớ dưới thời quân chủ ở nước
ta, khi ấy vua vốn được xưng là “thiên tử” tức con trời, vua “thế thiên hành đạo”
tức là thay trời mà trị vì, sứ mệnh cao cả như thế, nên quyền lực của vua là tối
tượng và những gì thuộc về vua đều bất khả xâm phạm, tên của vua cũng thuộc phạm
trù đấy ! Theo đó, thì từ quan cho đến trong dân tuyệt đối không được nhắc đến
tên vua, kể cả nói ra cửa miệng cũng không ! Nếu bất tuân, thì gọi là “phạm
húy” vua sẽ bắt tội …
Trong lịch sử đã từng lưu ghi nhiều
trường hợp vua bắt tội hay đánh trượt sĩ tử đi thi vì “phạm húy”! Thi nhân Trần
Tế Xương ngày trước đã từng chua chát than trong bài thơ “Thi hỏng” rằng :
Rõ thực nôm hay mà chữ dốt
Tám khoa chưa khỏi phạm trường
qui
Nền quân chủ đã cáo chung từ giữa
bán thế kỷ trước (tháng 8/1945), cách nay non khoảng 80 năm trước, thay vào
đó là nền dân chủ được thiết lập. Như thế, thì chúng ta những tưởng rằng
tội “phạm húy” cũng đã phải cáo chung theo nền quân chủ !!! Tiếc rằng không phải
! Với nền dân chủ mà người viết nghe xưng tụng rằng mình đang được sống
trong đấy, thì việc sử dụng từ ngữ để tránh “phạm húy” đang hồi phục và trở
nên phổ biến mạnh mẽ từ khoảng một thập niên trở lại, đương nhiên, “phạm
húy” không còn dùng trong phạm vi vương quyền nữa … Thay vì gọi đúng tên sự
việc, thì để tránh phạm húy, người ta phải gọi bằng danh xưng khác,
theo đó, người viết gọi nó là ngụy danh, tức danh xưng không chính
danh !
Người viết ghi chú lại đây
một số ngụy danh như thế …
TÀU LẠ :
Đầu tiên phải kể đến “Thiên
triều Trung Quốc”, câu chuyện bắt đầu từ nhiều năm trước, khi ngư dân ở miền
trung ra biển hành nghề thì thường xuyên bị tàu thuyền Trung Quốc quấy rối,
nhẹ nhàng thì bị ngăn cản, bị cướp sản vật đánh bắt được, lương thực, vật
tư hay các trang thiết bị trên thuyền, tệ hơn thì bị phá hư tàu thuyền, bị
bắn, bị đâm, thậm chí bị tịch thu tàu thuyền rồi tống tiền, bắt chuộc … Thủ
phạm khi ấy cho đến nay vẫn thường xuyên được gọi là “tàu lạ”, mặc dù người gọi
và cả độc giả ai cũng biết rất rõ đến 99,99% “tàu lạ” đấy là tàu thuyền
Trung Quốc ! Trong trường hợp này,
tàu thuyền Trung Quốc trở thành danh xưng “húy”, đương nhiên, để tránh
“phạm húy” thì dân ta bắt đầu bị làm quen đến ngụy danh “tàu lạ”.
Nực cười là trong suốt mấy
ngàn năm lịch sử, ông cha chúng ta thường xuyên chống chọi với nhiều cuộc
xâm lăng của người Trung Quốc, và cuối cùng là người Pháp … những tráng sĩ đời Trần kiêu dũng dùng
sắt nung trong lửa đỏ để thích lên bắp tay, lên vai trần, lên cả trước
trán hai chữ “Sát thát” … nhưng chưa bao giờ, xin nhấn mạnh là CHƯA BAO
GIỜ ông cha chúng ta phải tránh né bằng cách dùng ngụy danh cả, lúc
nào họ cũng gọi đúng tên của giặc ngoại bang ! Chỉ trừ hậu thế của
họ đang sống ở đời nay ?!?
Dân gian có sự phản ứng riêng
của mình, họ nói “Tàu thì lạ nhưng sự hèn hạ thì quen” !
ĐỒNG CHÍ X :
Nếu xem X chỉ là một chữ
trong bảng chữ cái đơn thuần thì thông thường không ai phải nhắc đến
nó, thực tế, khi nhắc đến X thì người ta thường dùng để diễn đạt ý
nghĩa của nó trong vốn từ thuật ngữ toán học, nó chỉ một ẩn số cần
tìm trong phương trình.
Ông Trương Tấn Sang, đương kim chủ
tịch nước đã từng có dịp dùng thuật ngữ toán học X này trong chính
trị. Thật vậy, tháng 10/2012, khi tiếp xúc với cử tri, ông đã dùng
“đồng chí X” để ám chỉ một đồng chí của ông trong Bộ chính trị đã có
những khuyết điểm nhưng không phải chịu kỷ luật ! Khi ấy, ông đã không
nêu đích danh tên người ấy, nhưng khi dùng chữ X, có lẽ ông đã lưu ý
với cử tri rằng tên họ người này như một ẩn số cần giải đáp !
Nghịch lý ở chỗ Ông là
người biết đáp số, nhưng ông vẫn muốn đánh đố dân đen của mình trong
bối cảnh ông kêu gọi "Cứ nói
thẳng, nói thật, công khai, minh bạch. Sự úp mở là nguyên nhân rất
quan trọng chứa chấp tham những, ung nhọt của xã hội ..." (nguồn : Tại đây
).
Thật ra, trước khi ông Trương
Tấn Sang sử dụng cách gọi “đồng chí X” để tránh “phạm húy” thì hầu
trong dân đã sớm biết người mà ông ám chỉ chính là đương kim thủ
tướng chính phủ, Ông Nguyễn Tấn Dũng, đương nhiên, từ các nguồn thông
tin khác … Chắc đây cũng đã là nỗi buồn của ngành truyền thông trong
nước, bởi lẽ, cho đến nay, họ chưa bao giờ dám làm cái việc theo
thiên chức chức nghề nghiệp của họ là thông tin công khai tên “đồng
chí X” là ai ?
Với việc sáng tác danh xưng
“đồng chí X”, Ông Trương Tấn sang đã góp thêm một ngụy danh vào tự
điển Việt Nam.
![]() |
Ông Trương Tấn sang, Tác giả ngụy danh "Đồng chí X" |
LỀ PHẢI :
Bộ trưởng Bộ thông tin và
truyền thông, Ông Lê Doãn Hợp được xem như người khai sinh ra ý niệm "lề
bên phải" cho báo chí Việt Nam, một ý niệm gây rất nhiều tranh
cãi, cụ thể ông ví việc đưa tin của báo chí phải giống như người đi đường chấp
hành đúng luật giao thông là đi theo lề bên phải.
Phản ứng, Giáo sư toán học Ngô
Bảo Châu, người nổi tiếng thế giới khi đạt giải thưởng Fields danh giá
(thường được ví tương đương như giải thưởng Nobel trong toán học), ông
viết trong blog của mình : "Bám theo lề là việc của con cừu. Không phải
là việc của con người tự do", ông cho rằng việc phải "đi theo lề bên
phải" sẽ hạn chế quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam.
Sau đó, như mặc định, tất cả
hệ thống truyền thông trong nước thuộc sở hữu chính quyền đều được
xem là “lề phải” hay “chính thống”, và tất cả các nguồn truyền thông
khác trở thành “lề trái” hay “không chính thống”, hài hước hơn với
“không lề”, “lề dân”, thậm chí “lề giữa” !
Thực tiễn cho thấy, không
phải bao giờ “lề phải” cũng phải (phải theo quan điểm chính quyền),
đơn cử gần đây nhất có một số báo thuộc “lề phải” đã bị chính
quyền xử phạt vì các vi phạm như : Sao chép bài của nhau, sử dụng ngôn
từ phản cảm, bài viết vi phạm thuần phong mỹ tục, cổ súy mê tín,
dị đoan và thông tin sai sự thật, như gọi một loạt các lãnh tụ cộng
sản như Lenin, Stalin, Fidel Castro, Mao Trạch Đông là những nhà độc tài
khét tiếng nhất trong lịch sử, xếp chung với những nhà độc tài khát
máu khác như Hitle, Mussolini, Franco, Polpot … (nguồn http://giaoduc.edu.vn/news/van-hoa-661/bon-co-quan-bao-chi-bi-xu-phat-225143.aspx).
Cũng như thế, “lề trái” không
hẳn là trái (trái theo quan điểm chính quyền) khi họ làm được những
điều theo thiên chức nghề nghiệp truyền thông là thông tin mà lề phải bị
(hay tự) hạn chế mình, đơn cử như thông tin một cách bình thường về tên tuổi,
chức vụ “đồng chí X”, trong khi đó thì truyền thông “lề phải” vẫn cứ phải im
lặng là minh chứng …
Thế nên, “lề phải” đã trở thành một ngụy danh riêng có đối với ngành truyền thông !
(còn nữa)
Manh Dang
-----------------
* Ảnh minh họa từ nguồn internet
* Có thể bạn muốn tham khảo thêm các bài viết khác tại đây : Mục lục Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét